TỦ RACK LÀ GÌ ? 5 LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI MUA TỦ RACK.
Tủ Rack là gì? Sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin và Internet làm cho mọi thứ đều phải đổi mới và cải tiến. Trong đó các thiết bị mạng đang chiếm được sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là các tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên để bảo vệ các thiết bị này là một điều không hề đơn giản.
Tủ rack ra đời đóng vai trò như một thiết bị có chức năng chuyên bảo vệ các linh kiện, thiết bị khác trong hệ thống mạng. Nói một cách đơn giản tủ Rack hay còn được gọi là tủ mạng là thiết bị có nhiệm vụ lưu trữ các thiết bị mạng cũng như đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ trong quá trình vận hành của các thiết bị đó. Để biết thêm những thông tin chi tiết về loại tủ này bạn có thể tham khảo qua bài viết sau.
Tủ Rack là gì?
Tủ Rack hay còn gọi là tủ mạng là một tập hợp các cấu trúc phần cứng được thiết kế để chứa các thiết bị kỹ thuật như bộ định tuyến, dây cáp, bộ chuyển mạch, nguồn điện, thiết bị lưu trữ (UPS), thiết bị chống sét…và cả máy chủ.
Tủ mạng cũng có thể được coi như một giá đỡ cho phép máy chủ và các thiết bị quan trọng khác được giữ ở một vị trí chắc chắn, cố định từ đó đảm bảo chúng hoạt động ổn định. Tủ Rack Server được sử dụng thường xuyên bởi các doanh nghiệp sở hữu máy chủ.
Chúng thường được đặt trong trung tâm dữ liệu (Data Center) hoặc trung tâm truyền thông và là một thành phần thiết yếu của máy chủ.
Đặc điểm và cấu tạo của tủ mạng
Đặc điểm của tủ Rack là gì?
Tủ Rack mạng được làm chủ yếu bằng thép, tôn có độ dày trung bình từ 1.2mm đến 1.5mm, có loại mỏng hơn từ 0.8mm đến 1.0mm. Tủ mạng Rack thường được sơn hai màu: trắng cát (sơn tĩnh điện) và đen xám. Tuy nhiên, nó có thể được thay đổi để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Tủ mạng có thể được lắp đặt ngoài trời hay trong nhà. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp ngày nay sẽ đặt tủ mạng trong phòng có máy làm lạnh để hạn chế sự tác động của môi trường.
Cấu tạo của tủ mạng là gì?
Sau khi chúng ta đã biết được các đặc điểm cơ bản của tủ Rack là gì, hãy đi tiếp tìm hiểu cấu tạo nó để có cái nhìn khái quát hơn nhé.
Tủ mạng có các bộ phận như cánh tủ, nóc tủ, đáy tủ, khay trượt, thanh giằng, thanh tiêu chuẩn…và một số phụ kiện khác như quạt làm mát và nguồn điện. Các cánh cửa trước và sau đều được làm bằng lưới để thông gió, làm mát hệ thống nhanh chóng và giúp dễ dàng giám sát các thiết bị. Cấu trúc tủ Rack là gì? Nó có cấu trúc có thể tháo rời mặt trước, mặt sau để thuận tiện cho việc lắp đặt máy chủ và hệ thống mạng. Nó cũng thuận tiện cho việc kiểm tra và bảo trì thiết bị.
Tủ Rack máy chủ thường có bốn thanh tiêu chuẩn và trên đó sẽ có các lỗ để gắn thiết bị. Nhờ đó, bất cứ khi nào khách hàng muốn thuê tủ Rack khi họ đã có máy chủ, họ cũng sẽ biết mình cần thuê loại Tủ Rack máy chủ nào dựa trên thông số kích thước máy chủ.
Các thiết bị bên trong tủ Rack
Tủ Rack mạng là một thiết bị đóng vai trò bảo vệ các thiết bị mạng khác trong hệ thống. Vậy bạn có thắc mắc về các thiết bị được lắp trong tủ Rack là gì không. Nếu có, bạn hãy đọc phần này nhé. Các thiết bị sau sẽ được tìm thấy bên trong tủ mạng là:
- Khay có thể được cố định hoặc trượt được sử dụng để đặt các thiết bị lên trên
- Thanh quản lý cáp tùy thuộc vào kích thước và số lượng thiết bị, thanh này sẽ khác nhau ở mỗi tủ mạng.
- Quạt tản nhiệt: giúp làm mát, thông gió và các thiết bị trong tủ hoạt động ổn định.
- Nguồn điện: có nhiệm vụ cấp nguồn cho các thiết bị trong tủ mạng.
Lợi ích của tủ Rack là gì?
Tối ưu hóa kết cấu máy chủ
Tủ mạng có đặc trưng là một thùng chứa có kết cấu cao ráo, rộng rãi, thoáng khí, có thể chứa được nhiều loại thiết bị khác nhau theo một cách bố trí tương đối khoa học. Lắp server vào tủ Rack giúp giữ cho các thiết bị phần cứng máy chủ có tổ chức và do đó giúp tối đa hóa việc sử dụng không gian sàn. Các tủ mạng cũng có thể được lắp đặt cạnh nhau thành hàng dài cho các hệ thống máy chủ quy mô lớn, chúng đôi khi được gọi là cụm máy chủ.
Quản lý hệ thống dây cáp tốt hơn
Tủ mạng có chất lượng cao sẽ được thiết kế sẽ giúp cho việc quản lý dây cáp trở nên thuận tiện và hiệu quả hơn. Hàng trăm đường cáp điện, mạng và các loại cáp khác có thể được thiết lập thông qua các giá đỡ này mà vẫn an toàn, sạch sẽ và có tổ chức. Vì thế đây là một trong các lợi ích quan trọng được nhiều người quan tâm khi người ta đánh giá lợi ích của tủ Rack là gì.
Khả năng làm mát hiệu quả
Một thách thức lớn đối với bất kỳ trung tâm dữ liệu nào đó là giữ cho các thiết bị mạng luôn mát mẻ để tối ưu hóa hiệu suất tổng thể. Vì thế tủ mạng là thiết bị được thiết kế để giúp thực hiện nhiệm vụ này.
Thiết kế của tủ mạng sẽ được tối ưu hóa để luồng không khí dễ dàng lưu thông từ trong ra ngoài và ngược lại, đồng thời có thể được trang bị thêm hệ thống làm mát, chủ yếu là quạt làm mát và các thiết bị làm mát khác khi cần thiết dựa trên các yêu cầu thực tế. Tùy theo nhu cầu sử dụng tủ Rack là gì, bạn có thể cân nhắc trang bị thêm quạt cho phù hợp.
Ngăn ngừa các rủi ro
Tủ mạng thường được làm bằng kim loại cứng và có khóa để ngăn chặn việc truy cập trái phép vào hệ thống thiết bị phần cứng được đặt bên trong. Hơn nữa, việc tủ Rack mạng có cửa đóng kín sẽ tránh được những va chạm vô tình hay cố ý với nút nguồn, dây cáp dẫn đến các sự cố đáng tiếc.
Ưu điểm của tủ mạng là gì?
- Bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều không gian nếu hiểu rõ về tủ Rack là gì cũng như loại tủ phù hợp với nhu cầu của mình.
- Nó cũng cung cấp cho các thiết bị điện tử sự hỗ trợ và ổn định hơn.
- Tủ rack có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau để chứa nhiều loại thiết bị.
- Che chắn các thiết bị điện tử khỏi các tác động bên ngoài như bụi, nóng, ẩm.
- Ngăn ngừa hư hỏng do rủi ro cho các linh kiện điện tử.
- Dễ dàng quản lý nhiều loại cáp và dây kết nối với phần cứng của nhiều thiết bị.
- Là một khoản đầu tư tài chính dài hạn tuyệt vời.
Ứng dụng của tủ Rack
Sau khi đi tìm hiểu các lợi ích cũng như các ưu điểm của tủ Rack là gì, chúng ta hãy đi đến những ứng dụng thiết thực của tủ Rack máy chủ trong phần này nhé.
- Máy tính
- Viễn thông
- Máy chủ
- Các ngành công nghiệp phát thanh truyền hình và mạng
- Ngành công nghiệp sản xuất âm thanh và video chuyên nghiệp
- Truyền thông và giải trí
- Tự động hóa phần cứng
- Ứng dụng trong các hoạt động kinh doanh
- Các ứng dụng quân sự
Các loại tủ mạng thông dụng nhất hiện nay
Nắm bắt được nhu cầu của người dùng, nhà sản xuất thiết bị này đã không ngừng nghiên cứu, đổi mới để đưa ra thị trường những mẫu tủ rack máy chủ đa dạng, mang đến cho khách hàng nhiều lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Bạn có biết các tiêu chí để phân loại tủ Rack là gì không? Đó là dựa vào tính chất của ngành cũng như đặc tính kỹ thuật của nó. Hiện nay, trên thị trường có 4 dòng chính đó là Server Rack, Wallmount Rack, Open Rack và Outdoor Rack.
Server Rack
Đây là loại tủ Rack mạng phổ biến nhất. Cửa tủ Server Rack có phía trước và phía sau được đóng kín hoặc đục lỗ. Các lỗ thông gió giúp không khí lưu thông cả trong và ngoài tủ, giúp làm mát thiết bị.
Ưu điểm của loại tủ này là khá an toàn vì các thiết bị luôn được bảo vệ trong không gian kín, tránh tác động của môi trường. Hơn nữa, giá đỡ máy chủ sử dụng khóa bảo mật để ngăn chặn các hành vi xâm nhập trái phép từ bên ngoài vào các thiết bị trong tủ.
Wallmount Rack
Nếu đang tìm hiểu tủ Rack là gì mà bỏ qua Wallmount Rack thì thật là một điều thiếu sót. Chiếc tủ này được thiết kế nhằm mục đích treo trên tường. Nó có ưu điểm là nhỏ gọn, tiết kiệm diện tích sàn mà vẫn bảo vệ các thiết bị khỏi các tác động bên ngoài. Thiết kế của tủ giúp việc lắp đặt và quản lý máy chủ cũng như các thiết bị mạng trở nên đơn giản.
Nhược điểm của loại tủ này là hạn chế về kích thước và khối lượng thiết bị có thể đặt trong đó nên chỉ phù hợp với các hệ thống mạng đơn giản. Có hai loại tủ kệ treo tường: tủ 1 thân rộng 600mm, sâu 450mm hoặc sâu 600mm và tủ hai thân rộng 600mm x sâu 550mm. Bạn nên xác định nhu cầu của sử dụng tủ Rack là gì để đưa ra sự lựa chọn hợp lý nhất.
Open Rack
Là một loại hệ thống tủ Rack chứa máy chủ và các thiết bị mạng. Tủ Open Rack không giống như các loại tủ Rack khác, nó chỉ có hệ thống khung được bố trí khoa học và không có cửa trước, cửa sau, các mặt xung quanh.
Ưu điểm chính của tủ Open Rack là dễ lắp đặt, dễ tiếp cận hệ thống cáp và dễ bảo trì thiết bị. Vì thế nó là một lựa chọn tốt nếu bạn chưa hiểu rõ về tủ Rack là gì. Đồng thời có thể tổ chức và quản lý thiết bị thuận tiện, tối ưu hóa công suất làm lạnh bằng không khí, giảm chi phí đầu tư và dễ vận chuyển. Nhược điểm của tủ Open Rack là thiếu an toàn vì không có hộc tủ như các dòng tủ khác, tính thẩm mỹ thấp hơn so với các loại tủ Rack khác.
Outdoor Rack
Là loại tủ Rack được sử dụng ngoài trời rất thích hợp cho các thiết bị viễn thông và điều khiển. Là dòng tủ được thiết kế với lớp vỏ thép dày chắc chắn chống cháy, cách nhiệt, chống tác động từ bên ngoài, khóa an toàn bảo mật cao… sẽ giúp giữ an toàn cho hệ thống, thiết bị nếu đặt ở ngoài hoặc di chuyển. Tuy nhiên, nhược điểm của chúng là khó vận chuyển do cồng kềnh và nặng, cũng như chi phí đầu tư cho một chiếc tủ lớn khá cao.
Một số thông số cơ bản của tủ Rack
Chiều cao, chiều rộng và chiều sâu là ba yếu tố quan trọng cần xem xét khi mua tủ Rack mạng. Để có kế hoạch bố trí và lắp đặt khoa học, bạn phải hiểu rõ ý nghĩa các thông số của tủ Rack là gì để chọn chiều cao, chiều rộng và chiều sâu thích hợp.
Chiều cao
Hầu hết mọi người sử dụng tủ rack có chiều cao tối thiểu là 5U và cao nhất là 30-42U để thuận tiện cho thi công và bảo trì, khắc phục sự cố (vẫn có một số loại tủ rack 45-48U)
Độ rộng
Chiều rộng tủ: Một tủ rack có kích thước tiêu chuẩn thường rộng 19 inch (khoảng 600mm). Tuy nhiên, nếu bạn chỉ cần chứa một số lượng thiết bị nhỏ, thì kiểu tủ rộng 10 inch là tốt nhất. Tủ có chiều rộng lên đến 21 inch dùng được cho các máy chủ lớn hơn.
Độ sâu
Chiều sâu tiêu chuẩn cho tủ rack treo tường là 450mm, 550mm, hoặc 600mm.
Chiều sâu điển hình cho tủ rack đứng là 600mm, 800mm, 1000mm, 1200mm…
Đơn vị tính của tủ Rack là gì?
Khi mua tủ Rack mạng chúng ta thường yêu cầu tủ 6U, 10U, 12U …. 36U, 42U. Vậy U chính là đơn vị đo kích thước tủ mạng. Vậy tủ Rack 6u là gì, tủ Rack 10u là gì, tủ Rack 42u là gì,… để biết đáp án, ta có cách thức quy đổi chuẩn của tủ như sau:
1,75 inch = 4,45 cm = 1U
Số U là một đơn vị đo chiều cao tủ được các nhà sản xuất tủ truyền thống sử dụng để xác định chiều cao của thiết bị mạng. Khi bạn thấy switch/router/ hub/ server 1U, có nghĩa là chúng cao 1U.
Khi bạn xem xét các thiết bị dành cho doanh nghiệp, chẳng hạn như thiết bị chuyển mạch, trung tâm, bộ định tuyến, máy chủ,…bạn sẽ nhận thấy rằng chiều cao của chúng là bội số của số U, chẳng hạn như 1U, 2U, 4U, 5U,…
Cách lựa chọn tủ Rack theo kích cỡ
Nếu bạn đã biết công dụng của tủ Rack là gì và đang muốn tìm hiểu về cách lựa chọn tủ mạng theo kích cỡ thì hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại tủ Rack với các kích cỡ từ 1U đến 48U. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn những loại tủ phù hợp.
Cỡ nhỏ
Tủ Rack Nhỏ (1-12U) được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp nhỏ, các văn phòng công ty và có thể treo tường. Nếu bạn là một doanh nghiệp quy mô nhỏ và không biết rõ về các kích thước của tủ Rack là gì, bạn có thể tham khảo loại tủ này. Tủ Rack phù hợp để treo tường bao gồm 6U D400, 15U D600, 10U D500, 27U D1000 , 20U D800…
Cỡ vừa
Tủ rack cỡ trung (18-32U) được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp, văn phòng vừa và nhỏ để đựng các thiết bị như máy chủ, thiết bị mạng viễn thông,…Sau đây là những lợi ích của tủ rack cỡ vừa:
Phương pháp cài đặt đơn giản.
Có thể dễ dàng di chuyển.
Mức độ bảo mật cao.
Cỡ lớn
Máy chủ và hệ thống mạng quy mô lớn thường được lưu trữ trong các tủ rack lớn (42-48U). Nó cũng có thể chứa các thiết bị âm thanh chuyên nghiệp. Tủ rack lớn có độ sâu cao nhất là D1000 và thấp nhất là D400. Các mẫu tủ rack dạng đứng được ưa chuộng bao gồm 36U D600, 36U D1000, 36U D800, 42U D800, 42U D600…
Các phương pháp đảm bảo tính bảo mật của tủ mạng
Việc đảm bảo an toàn cho các thiết bị, máy móc trong trung tâm dữ liệu nói chung và tủ mạng nói riêng luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Nếu không biết các biện pháp giữ an toàn cho tủ Rack là gì, có một số phương pháp giúp bạn cải thiện tính bảo mật của tủ mạng và thiết bị trung tâm dữ liệu, như sau:
- Điều quan trọng cần lưu ý là tủ mạng nên có khóa ở cả cửa trước và cửa sau.
- Lắp đặt các thiết bị kiểm soát môi trường để giám sát trạng thái của môi trường bên trong tủ.
- Người quản lý trung tâm dữ liệu phải theo dõi cường độ dòng điện trên từng mạch, nhiệt độ, độ ẩm và những thay đổi khác bên trong tủ một cách thường xuyên, đồng thời ghi lại dữ liệu cụ thể và xây dựng kế hoạch. Khi phát hiện ra sự bất thường cần khắc phục ngay.
- Lắp đặt cảm biến trên cửa tủ giúp nhận biết và cảnh báo cho người quản lý khi cửa tủ đang mở hoặc đóng chưa chặt.
- Trong trung tâm dữ liệu, công tác phòng chống cháy nổ cần được đặc biệt chú trọng.
Các lưu ý quan trọng khi mua tủ Rack là gì?
Lựa chọn kích thước tủ phù hợp
Bạn nên chọn một tủ mạng có đủ không gian để lưu trữ thiết bị hiện có của bạn cũng như đủ không gian cho các kế hoạch mở rộng trong tương lai như mua thêm thiết bị. Khi chọn mua, hãy kiểm tra xem với kích thước của tủ, nó có thể vừa với không gian phòng chứa không và đảm bảo bạn đang để lại đủ không gian phù hợp tuân thủ các quy định về an toàn không.
Xem xét tính an toàn của tủ Rack mạng
Tính an toàn là rất quan trọng cho hoạt động tổng thể của thiết bị của bạn. Do đó, điều quan trọng là phải hiểu tủ Rack của bạn phù hợp với chiến lược bảo mật tổng thể như thế nào. Yếu tố giúp bảo vệ an toàn cho tủ Rack là gì? là câu hỏi bạn nên tự hỏi khi lựa chọn một tủ mạng thích hợp. Bạn có thể xem xét việc lựa chọn các loại tủ có khóa ở mặt trước và mặt sau để đảm bảo tính bảo mật cho các thiết bị bên trong tủ Rack máy chủ.
Lựa chọn tủ có thiết kế phù hợp
Hầu hết các nhà sản xuất sẽ cung cấp cho khách hàng nhiều lựa chọn, cho phép họ chọn một tủ Rack máy chủ đáp ứng các yêu cầu cụ thể của môi trường mà nó sẽ được lắp đặt. Tuy nhiên có 3 yếu tố bạn cần quan tâm khi mua tủ là các khay trượt, kệ tủ và chân tủ.
Kiểm tra xem tủ Rack có đơn giản để sử dụng không
Trước khi mua tủ rack bạn cần biết tủ Rack là gì và khi lựa chọn thì phải chắc chắn chọn loại tủ đảm bảo các đường dây có thể dễ dàng được dẫn trong nó. Hãy nhớ rằng bạn mua tủ để dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc thiết lập mạng lưới và hệ thống phân phối.
Xem xét cách làm mát cho tủ
Đây là một yếu tố quan trọng cần xem xét khi mua tủ mạng. Trong quá trình hoạt động, tất cả các thiết bị điện tử được lắp đặt trong tủ sẽ khiến không khí trong tủ bị nóng lên. Vì vậy những ai hiểu được nguyên lý hoạt động của các linh kiện trong tủ Rack là gì đều sẽ chú ý đến điều này.
Hệ thống thông gió thích hợp, bao gồm các khe hở, quạt và tường lưới, giúp thiết bị không bị quá nóng. Bởi vì nếu một thiết bị quá nóng khi đang hoạt động, nó sẽ không hoạt động hiệu quả và thậm chí có thể bị hỏng.
Lời kết
Trên đây là tổng hợp tất cả các kiến thức để giải đáp cho câu hỏi “Tủ Rack là gì?”. Hy vọng với những thông tin hữu ích này, bạn có thể lựa chọn được loại tủ Rack phù hợp cho doanh nghiệp của bạn.
Tham khảo:
Lắp đặt tổng đài IP cho Khách sạn, Resort;
Lắp tổng đài nội bộ (PBX) cho Bênh viện;
Liên Hệ Dịch Vụ Di Dời Di Chuyển Hệ Thống Hạ Tầng Phòng Máy Chủ Cho Doanh Nghiệp
Thi Công Lắp Đặt Phòng Máy Chủ Cho Doanh Nghiệp, Nhà Máy. Chúng tôi chuyên thi công, lắp đặt hệ thống hạ tầng phòng máy chủ cho doanh nghiệp: văn phòng, khách sạn, nhà nghỉ, trường học, bệnh viện, tòa nhà, ngân hàng, nhà xưởng …
Chúng tôi cung cấp & triển khai giải pháp tích hợp triển khai mạng LAN-WAN-WIFI; các hệ thống mạng không dây WIFI chuyên dụng; các hệ thống máy chủ, mạng và bảo mật; Hệ thống tổng đài điện thoại nội bộ (TEL); Hệ thống giám sát Camera an ninh (CCTV); Hệ thống âm thanh thông báo (PA); Các thiết bị, hạ tầng điện nhẹ (ELV)
Để được tư vấn chi tiết hơn về giải pháp cũng như thông tin sản phẩm/dịch vụ, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ: 0981.99.86.88.
Thông tin liên hệ:
CTCP TÍCH HỢP HỆ THỐNG HOÀNG GIA
VPGD: Nhà A16 Lô 8 – KĐT Định Công – Q.Hoàng Mai – TP.Hà Nội
Phone: 02466.599.955 / Email: info@hgsi.com.vn / Website: http://hgsi.vn.