Máy chủ là gì? Sự hình thành và phát triển của máy chủ
Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay thì bất cứ một doanh nghiệp nào đều cần một hệ thống thông tin hiện đại, phù hợp với xu thế. Để vận hành và quản lý tốt hệ thống công nghệ thông tin đó đó thì doanh nghiệp (hoặc cá nhân) cần phải có máy chủ (server). Việc máy chủ có hoạt động ổn định hay không là một yếu tố quan trọng hàng đầu đối với từng doanh nghiệp. Vậy máy chủ là gì, bạn có thể tìm hiểu rõ ràng hơn qua bài viết dưới đây của chúng tôi.
1. Máy chủ (server) là gì?
Máy chủ còn được gọi là server là một máy tính (phần cứng và phần mềm) được kết nối mạng máy tính hoặc internet. Trên máy chủ cài đặt thêm các phần mềm hay một máy tính chuyên dụng. Hoặc nhiều máy tính nối mạng có khả năng lưu trữ để phục vụ và cung cấp các dịch vụ và tài nguyên cho các máy tính khác truy cập.
Để dễ hiểu hơn, là máy chủ với nhiều tính năng vượt trội, lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn so với máy tính bình thường. Có chức năng cung cung cấp tài nguyên và lưu trữ thông tin phục vụ Client (máy của người dùng) trên cùng một mạng máy tính hay Internet (Client – Server). Thẳng thắn chứ không thật thà mà nói thì bất kỳ một dịch vụ nào trên internet muốn vận hành đều phải thông qua máy chủ như website, ứng dụng, webmail…
Ví dụ: Sử dụng mạng LAN (nội bộ công ty) với nhiều máy tính khác nhau. Thì trong đó, có một máy chuyên dụng dùng để lưu trữ và phân phối dữ liệu. Các máy khác chỉ việc truy cập vào và lấy dữ liệu, tài nguyên máy chuyên dụng đó để sử dụng. Thì máy có chức năng lưu trữ và phân phối đó gọi là máy chủ – server.
2. Sự hình thành và phát triển của máy chủ.
2.1 Sự hình thành của máy chủ server.
Thường thì các bạn nắm được khái niệm máy chủ là gì? Nhưng ít ai biết, về cái tên máy chủ (server) xuất phát từ đâu. Server là thuật ngữ bắt nguồn từ thuật toán “Queue” và “Black -box”. Là thuật toán khi có dữ liệu đầu vào sẽ được xử lý và phản hồi lại kết quả cho người dùng.
Máy chủ (server) đều được cấu hình phù hợp với yêu cầu của người dùng, không phải đơn thuần chỉ có chức năng trung gian giữa hai đầu dữ liệu.
2.2 Quá trình phát triển của máy chủ.
Khái niệm máy chủ được khai sinh từ sau sự ra đời của siêu máy tính IBM 7030 Stretch. Góp phần vào phát triển công nghiệp siêu máy tính hiện nay
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều hình thức máy chủ khác nhau. Không chỉ Server máy tính mà còn server của mạng viễn thông, truyền hình, mạng giao thông…
3. Các loại máy chủ phổ biến nhất hiện nay.
Căn cứ theo phương pháp tạo ra máy chủ, người ta phân thành ba loại: Máy chủ vật lý riêng (Dedicated Server), Máy chủ ảo (VPS) và máy chủ đám mây (Cloud Server).
3.1 Máy chủ vật lý riêng (Dedicated Server).
Là máy chủ chạy trên phần cứng và các thiết bị hỗ trợ riêng biệt gồm: HDD, CPU, RAM, Card mạng… Việc nâng cấp hoặc thay đổi cấu hình của máy chủ riêng đòi hỏi phải thay đổi phần cứng của máy chủ.
3.2 Máy chủ ảo (VPS).
Là dạng máy chủ được tạo thành bằng phương pháp sử dụng công nghệ ảo hóa để chia tách từ một máy chủ vật lý riêng thành nhiều máy chủ ảo khác nhau. Các máy chủ ảo có tính năng tương tự như máy chủ vật lý đó và chia sẻ tài nguyên từ máy chủ. Việc nâng cấp hoặc thay đổi cấu hình của máy chủ ảo rất đơn giản, có thể thay đổi trực tiếp trên phần mềm quản lý hệ thống. Tuy nhiên việc thay đổi tài nguyên của máy chủ ảo phụ thuộc và bị giới hạn bởi tài nguyên của máy chủ vật lý.
3.3 Máy chủ đám mây (Cloud Server).
Là máy chủ được kết hợp từ nhiều máy chủ vật lý khác nhau cùng với hệ thống lưu trữ SAN với tốc độ truy xuất vượt trội giúp máy chủ hoạt động nhanh, ổn định, hạn chế mức thấp tình trạng downtime. Máy chủ Cloud được xây dựng trên nền công nghệ điện toán đám mây nên dễ dàng nâng cấp từng phần thiết bị trong quá trình sử dụng mà không làm gián đoạn quá trình sử dụng máy chủ.
Theo chức năng, máy chủ được chia thành các loại sau:
Database servers (máy chủ cơ sở dữ liệu).
File servers (máy chủ file, là máy chủ lưu trữ file ví dụ như Dropbox, Google Drive, Microsoft One Drive).
Mail servers (máy chủ mail ví dụ như Gmail, Yahoo mail, Yandex, Amazon mail service).
Print servers (máy chủ in, thường được dùng trong mạng nhỏ của doanh nghiệp).
Web servers (máy chủ web để phục vụ người dùng mua hàng như các site Amazon, Taobao, Google shopping, phục vụ người dùng đọc tin tức…).
Game servers (máy chủ trò chơi ví dụ máy chủ phục vụ game Võ Lâm, World of Warcraft, Tru tiên…).
Application servers (máy chủ ứng dụng ví dụ để chạy các phần mềm quản lý ERP, phần mềm CRM trong doanh nghiệp, nhưng Application Server cũng có thể được hiểu chung là máy chủ cung cấp dịch vụ web, mail, file server, database…).
4. Vai trò của máy chủ.
Lưu trữ, cung cấp và xử lý dữ liệu rồi chuyển đến các máy trạm liên tục 24/7 cho người dùng hay một tổ chức qua mạng LAN hoặc Internet. Máy chủ được thiết kế để có thể chạy liên tục trong thời gian dài và chỉ tắt khi có sự cố gì đó cần bảo trì.
Lưu trữ thông tin, quản lý và vận hành những phần mềm của doanh nghiệp trong việc lưu trữ cơ sở dữ liệu, thông tin, quản lý và vận hành những phần mềm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ cần tối ưu phần cứng cho hệ thống Server mà không cần thiết phải đầu tư nhiều vào các máy trạm cá nhân khác.
Đối với những người dùng đơn lẻ, Server cũng đóng vai trò là bộ phận lưu trữ, vận hành chính những dữ liệu của một hệ thống. Ví dụ như những hộ kinh doanh quán net cũng bắt buộc phải sử dụng máy chủ để kết nối đến với các máy trạm khác.
Bảng vai trò của các Server hiện nay:
Dedicated Server: Dự phòng về tài nguyên, nguồn điện và đảm bảo sự an toàn của máy chủ.
VPS Server: Một VPS có thể chứa được hàng trăm hosting khác, đặc biệt tối ưu cho việc xây dựng hệ thống Mail Server, Web Server hoặc Backup/Storage Server.
Cloud Server: Phục vụ được website có lượng truy cập lớn mà không hề làm mất tính ổn định.
Application servers: Ứng dụng máy chủ trên web (chương trình máy tính chạy trên trình duyệt web) cho phép người dùng trong hệ thống sử dụng nó mà không cần phải cài đặt thêm một bản sao trên máy tính.
Game servers: Cho phép máy tính cá nhân hoặc các thiết bị chơi game chơi cá game trên web.
Web server: Nơi lưu trữ các trang web, một web server có thể làm nên mạng diện rộng toàn cầu (world wide web), mỗi website có thể có một hoặc nhiều web server.
Print server: Máy tính có kết nối với máy in.
Mail server: Có thể gửi email với cùng một cách là bưu điện gửi mail qua snail mail.
File server: Chia sẻ file và folder, các file và folder sẽ được lưu trữ trong không gian lưu trữ, hoặc cả 2 thông qua một hệ thống nhất định.
Database server: Duy trì và chia sẻ một vài hình thức của dữ liệu trên một hệ thống.
5. Mô hình hoạt động của hệ thống máy chủ.
Các máy chủ thường hoạt động trong mô hình Client – Server (máy khách – máy chủ). Máy khách kết nối với máy chủ thông qua hạ tầng mạng sử dụng giao thức IP (Internet Protocol), một máy chủ hoạt động như một socket listener.
Thông qua mạng hoặc internet các máy chủ cung cấp dịch vụ thiết yếu cho người dùng hoặc cá nhân trong tổ chức. Khi cần, một mô hình thay thế là mạng peer-to-peer cho phép các máy tính hoạt động như một trong hai Server hoặc Client.
6. Tác động của máy chủ đến hoạt động kinh doanh và đời sống.
6.1 Tác động của máy chủ đến hoạt động kinh doanh.
Trong thời đại công nghệ 4.0, tất cả là hoạt động kinh doanh đều dựa trên Internet vì thế website đóng vai trò cung cấp dịch vụ và bán hàng cho khách hàng. Theo sau mỗi trang web đều có dịch vụ lưu trữ trên một máy chủ cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc truy cập của khách hàng. Có thể thấy biết được máy chủ là gì và sử dụng một máy chủ tốt có thể giúp cải thiện độ thân thiện và trải nghiệm người dùng của một trang web.
6.2 Tác động của máy chủ đến đời sống.
Hiện nay, khi bạn tìm kiếm một cụm từ nào đó trên Google, bạn sẽ tìm thấy hàng trăm, hàng nghìn kết quả tương ứng từ Google một cách nhanh chóng. Điều này chứng tỏ Google có một hệ thống máy chủ vô cùng mạnh giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm những thứ họ cần.
7. Các tiêu chí để lựa chọn máy chủ.
7.1 Hiệu quả.
Nếu yêu cầu hiệu suất và tốc độ cao, bạn nên chọn một máy chủ vật lý riêng (Dedicated Server) để tránh tình trạng nghẽn mạng và nhiều rủi ro khi so sánh với việc sử dụng máy chủ cùng chung tài nguyên (Shared Hosting).
7.2 Chi phí.
Nếu bạn là cá nhân hoặc doanh nghiệp nhỏ mới thành lập, bạn chỉ cần sử dụng các gói Hosting giá rẻ, chẳng hạn như Business Hosting hoặc cho thuê VPS, vì chúng không tốn kém và quản lý đơn giản.
7.3 Tính linh hoạt và khả năng nâng cấp mở rộng.
Nếu bạn xác định được mục đích sử dụng máy chủ là gì và không quan tâm đến hiệu suất nhưng quan tâm đến tính linh hoạt và quy mô công việc, thuê một VPS là lựa chọn phù hợp vì khả năng chuyển đổi và nâng cấp để đáp ứng lưu lượng truy cập cao hơn.
7.4 Bảo mật.
Hiện tại, một số công ty cung cấp dịch vụ lưu trữ đã bổ sung thêm dịch vụ chống tấn công DDoS, và một số dịch vụ lưu trữ được tích hợp công nghệ này. Tuy nhiên, nếu bạn muốn đảm bảo trang web của mình hoạt động trơn tru và không bị xâm hại bởi những kẻ xấu hoặc những kẻ gửi thư rác bạn nên tìm hiểu về công nghệ tấn công DDoS.
8. Các lợi ích khi thuê máy chủ.
8.1 Thiết lập và triển khai máy chủ nhanh chóng.
Để tiết kiệm chi phí mua và cấu hình máy chủ, thiết bị… bạn nên thuê máy chủ của các công ty cung cấp dịch vụ máy chủ vì họ sẽ có đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ bạn trong quá trình thuê dịch vụ của họ.
8.2 Dễ dàng nâng cấp và mở rộng quy mô.
Khi sử dụng các nhà cung cấp và cho thuê máy chủ, việc nâng cấp và mở rộng quy mô khi cần thiết rất đơn giản; chỉ cần liên hệ với một nhà cung cấp dịch vụ cho thuê máy chủ uy tín để đăng ký sao cho phù hợp với nhu cầu.
8.3 Quản lý ngân sách dễ dàng hơn.
Biết được các phân loại của máy chủ là gì, thay vì phải quản lý toàn bộ máy chủ Server, bạn chỉ cần trả chi phí hàng tháng hoặc hàng năm, chi phí này được công bố trên trang web của nhà cung cấp dịch vụ.
Tham khảo thêm:
Lắp đặt tổng đài IP cho Khách sạn, Resort;
Lắp tổng đài nội bộ (PBX) cho Bênh viện;
Liên Hệ Dịch Vụ Di Dời Di Chuyển Hệ Thống Hạ Tầng Phòng Máy Chủ Cho Doanh Nghiệp
Thi Công Lắp Đặt Phòng Máy Chủ Cho Doanh Nghiệp, Nhà Máy. Chúng tôi chuyên thi công, lắp đặt hệ thống hạ tầng phòng máy chủ cho doanh nghiệp: văn phòng, khách sạn, nhà nghỉ, trường học, bệnh viện, tòa nhà, ngân hàng, nhà xưởng …
Chúng tôi cung cấp & triển khai giải pháp tích hợp triển khai mạng LAN-WAN-WIFI; các hệ thống mạng không dây WIFI chuyên dụng; các hệ thống máy chủ, mạng và bảo mật; Hệ thống tổng đài điện thoại nội bộ (TEL); Hệ thống giám sát Camera an ninh (CCTV); Hệ thống âm thanh thông báo (PA); Các thiết bị, hạ tầng điện nhẹ (ELV)
Để được tư vấn chi tiết hơn về giải pháp cũng như thông tin sản phẩm/dịch vụ, Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ: 0981.99.86.88.
Thông tin liên hệ:
CTCP TÍCH HỢP HỆ THỐNG HOÀNG GIA
VPGD: Nhà A16 Lô 8 – KĐT Định Công – Q.Hoàng Mai – TP.Hà Nội
Phone: 02466.599.955 / Email: info@hgsi.com.vn / Website: http://hgsi.vn.